Tiếp nối với phần một lần trước, phần số hai này cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chiếc đồng hồ bằng cách cung cấp các kiến thức cơ bản. Với những kiến thức cơ bản này, bạn sẽ có thể nắm bắt chiếc đồng hồ của mình một cách một cách tốt hơn. Trong bài viết lần này, chúng ta sẽ nói về các thông số kỹ thuật cơ bản của một chiếc đồng hồ
>> Xem thêm:
Kiến Thức Cơ Bản Dành Cho Người Mới Chơi Đồng Hồ P.1 1/ Bộ máy đồng hồ Về bộ máy đồng hồ, quan trọng nhất vẫn sẽ là bộ máy. Đây là thành phần có giá trị nhất trong chiếc đồng hồ. Trên thị trường hiện nay thường sẽ có 3 dòng máy chính bao gồm dòng máy cao cấp Thụy Sỹ. phổ cập nhất là máy Nhật Bản và loại thường là máy Trung Quốc
Bộ máy chính là bộ phận quan trọng nhất của đồng hồ 2/ Kích thước đồng hồ Thông thường sẽ có hai cách đo phổ biến là đô theo đường kính bề mặt (có tính núm hoặc không) và đo kích thước của vấu dây
Công thức để chọn kích thước đồng hồ phù hợp với bản thân:
Chu vi cổ tay / 4.5 = cỡ đồng hồ tối ưu
Chu vi cổ tay / 4 = cỡ đồng hồ tối đa
Chu vi cổ tay / 5 = cỡ đồng hồ tối thiểu
Để biết được một chiếc đồng hồ không quá to so với tay của mình thì chúng ta cần xem thông số Lug to Lug (Là thông số của cỡ dây đeo đồng hồ, thường sẽ có các kích thước phổ biến 16mm, 18mm, 20mm, 22mm, 24mm…) nếu thông số này vượt quá chiều dài bề mặt cổ tay của người đeo thì đeo lên sẽ rất xấu.
Bạn có thể tham khảo thêm về kích thước đồng hồ trong bản trên 3/ Chất liệu cấu thành của các thành phần đồng hồ Kính đồng hồ là bộ phận không thể thiếu với một chiếc đồng hồ đeo tay. Có 4 loại kính thông dụng trên thị trường hiện nay:
- Kính khoáng (Mineral Glass): Có khả năng chống xước nhẹ
- Kính cứng (Hardness Glass): Chống xước khá tốt
- Kính tráng Sapphire (S. Sapphire): Chống xước tốt
- Kính Sapphie (Sapphire Glass, Sapphire Crystal): Chống xước gần như hoàn hảo và thường được dùng ch các loại đồng hồ cao cấp
Không nhất thiết bạn phải mua đồng hồ bằng kính sapphire vì những đồng hồ trang bị loại kính này thường có giá cao hơn. Kính cứng cũng được trang bị khả năng chống xước trong các hoạt đồng hồ thường ngày rất ổn và nếu xước nhiều quá có thể mang đi đánh bóng lại.
Hiện nay có khá nhiều loại kích được sử dụng cho đồng hồ 4/
Vỏ đồng hồ là bộ phận quan trọng hàng đầu của đồng hồ đeo tay. Vỏ đồng hồ đeo tay vừa góp phần tạo nên vẻ đẹp cho đồng hồ đeo tay vừa là bộ phận bảo vệ đồng hồ khỏi những hư hỏng có thể xảy ra trong quá trình va đập... Sự phổ biến của các loại vật liệu vỏ đồng hồ căn cứ theo nhu cầu về độ bền, sự quý giá, khả năng chống gỉ, khả năng chống trầy.
ô
Một chiếc đồng hồ sẽ không thể nào thiếu được vỏ 5/
Dây đồng hồ là bộ phận không thể thiếu đối với một chiếc đồng hồ đeo tay. Mỗi loại dây đeo đồng hồ sẽ thể hiện một cá tính, phong cách và điểm nhấn khác nhau. Tùy theo tính chất công việc, độ tuổi, màu da… mà loại dây đeo đồng hồ sẽ phù hợp với từng người. Có các loại dây đeo đồng hồ phổ biến trên thị trường hiện nay như:
- Dây inox hay thép không gỉ: Bền và không bị oxi hóa
- Dây mạ: Thường được làm bằng đồng, mạ bóng. Loại dây này sử dụng theo thời gian sẽ bị oxi hóa
- Dây hợp kim Titanium: Nhẹ, bền, không bị oxi hóa
- Dây da: Có nhiều loại và được làm từ nhiều chất liệu da khác nhau
- Dây nhựa, dây vải, dây cao su: Loại này được sử dụng khá nhiều trong thời gian gần đây
Dây đồng hồ là bộ phận hoàn thiện cho chiếc đồng hồ của bạn Với những điều mà World Time vừa chia sẻ, các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về đồng hồ rồi đúng không nào? Hãy đến với World Time nếu cần thêm nhiều thông tin hữu ích hoặc các sản phẩm Seiko chính hãng với giá cả cực phải chăng nhé!